
ĐẠO LÀM NGƯỜI VÀ TÀI XỬ THẾ (VUÔNG VÀ TRÒN)
Mã sách: TLH0006
Danh mục: Triết Học
Nếu bạn dành chút thời gian đọc lời nói đầu của cuốn sách này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú với nó hoặc ít nhất là cuộc sống của bạn sẽ có những thay đổi. Lời răn cho con người Bạn đã nhìn thấy đồng tiền của thời Thanh chưa? – Một đồng tiền nho nhỏ hình tròn, có một cái lỗ vuông ở giữa. Đó là lời răn của một ông già đã trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, mang trong mình một hoài bão lớn đối với sự nghiệp của tôi, tặng cho tôi trước khi đi Thâm Quyến. Khi đó tôi không thể hiểu được, nhưng những hiện thực trong cuộc sống khiến tôi bị gục ngã, khi bắt đầu phải đối mặt với sự gian khổ của con người, cảm thấy cuộc sống không phải dễ dàng chế ngự được, tôi lại lấy cái đồng tiền ấy ra, lúc đó tôi chợt hiểu đạo lý hàm chứa trong đồng tiền khô khan đó mà tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Thì ra tất cả những thất bại của tôi, những gian khổ của tôi đều là do tôi không hiểu được cái ý nghĩa sâu xa của đạo lý trong đồng tiền kia. Cái đạo lý mà đồng tiền kia muốn nói lên là đạo lý làm người phải ngoài tròn, trong vuông. Vuông chính là cái chính khí, các phẩm chất của đạo làm người. Tròn đó chính là sự lão luyện, thông hiểu cuộc đời. Cũng giống như con người đi trên đường, nếu không thể đi thẳng được thì phải tìm cách đi vòng. Một người nếu như chỉ biết vuông thì sẽ cứng nhắc như một thanh thép, nếu tìm cách uốn, có thể nó sẽ gãy, nhưng nếu một con người mà các mặt đều tròn, trơn trượt chỉ muốn phần hơn về mình, phần thiệt về người khác thì chẳng ai muốn làm bạn với. Con người như vậy cũng thường là những người thất bại trong cuộc đời, làm người phải có vuông có tròn. Ngoài tròn trong vuông cần phải trở thành “lời răn” cho mỗi con người. Đó cũng chính là những điều mà cuốn sách này muốn mang đến cho bạn đọc.
Họ và tên
Số điện thoại
Ghi chú
Giới thiệu sách
MỤC LỤC
Lời nói đầu.....5
Mở đầu....11
Phần thứ nhất: Phẩm chất...21
Phần thứ hai: Kỹ xảo....126